Quan điểm - đánh giá Nhà_máy_điện_hạt_nhân_Ninh_Thuận

Tháng 8 năm 2011, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân Việt Nam khẳng định công nghệ của Nga là hiện đại và đáng tin cậy, độ an toàn được đánh giá cao, nhưng vấn đề đáng lo ngại là an toàn trong quản lý và vận hành, về con người. Ông cho biết điều đáng quan tâm nhất không phải là công nghệ mà là cách Việt Nam sẽ tiếp nhận và vận hành công nghệ đó. Đây là bước khởi đầu quan trọng vì theo kế hoạch của Chính phủ, Việt Nam còn dự định mở thêm 8 - 10 địa điểm xây dựng điện hạt nhân đến năm 2030.[13]

Tiến sĩ Bogomil Machev, giám đốc điều hành Công ty Risk Engineering của Bulgari cũng có quan điểm nguồn nhân lực là thách thức lớn của Việt Nam. Ông cho biết, từ kinh nghiệm của Bulgari, trong cao điểm xây dựng nhà máy cần tới 1.000 người túc trực thường xuyên, đội ngũ chuyên gia theo dõi giám sát phải có kinh nghiệm trên 30 năm. Bên cạnh đó, giáo sư tiến sĩ Trần Hữu Phát, chủ tịch hội đồng khoa học Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cũng bày tỏ lo ngại về những vấn đề chưa sáng tỏ trong khảo sát địa chất: "Có thể giảm tiến độ, lùi thời hạn để chuẩn bị và xây dựng cho tốt. Thiếu an toàn là nguy hiểm nhất", và nói rằng "không nên đùa với điện hạt nhân".[10]

Giáo sư, tiến sĩ Trần Đại Phúc, chuyên gia tư vấn Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) tại Ninh Thuận nhận xét:

  • Về hạ tầng cơ sở: "Hạ tầng cơ sở của Việt Nam rất khó đáp ứng yêu cầu cao của nhà máy ĐHN. Nếu có thì trong nước chỉ có thể đảm nhiệm đổ bê tông cho hàng rào, hay sàn nhà trong khu vực nhà máy chứ còn lò phản ứng thì chắc chắn là không thể".[23]
  • Về nhân lực: "Không muốn đầu tư dài hạn, việc đào tạo không bài bản thì mong gì có được nhân lực.Trong khi hiện nay đào tạo kiểu vất tiền ra cửa sổ. Cử 200-300 cán bộ đi sang liên xô 5 năm dạy lại chương trình của bách khoa và phổ thông thì chỉ mất tiền và mất thì giờ".[23]
  • Về kinh nghiệm: TS Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (Bộ Khoa học - Công nghệ)  chỉ ra một số khó khăn khách quan của Việt Nam khi kinh nghiệm trong lĩnh vực điện hạt nhân còn non trẻ, nguồn nhân lực vẫn thiếu. Ngoài ra, từ sự cố Fukushima (Nhật Bản) cũng đặt ra kinh nghiệm quý báu để Việt Nam chuẩn bị kỹ lưỡng, trong đó cấp thiết nhất là vấn đề nhân lực[24].

Về quan điểm các nước, sau sự cố ở Nhật đã có nhiều lo ngại về các nhà máy hạt nhân trên thế giới.[25] Tháng 5 năm 2011, Đức tuyên bố sẽ hoàn thành việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân vào 2022.[26] Chính phủ Thụy SĩBỉ cũng tuyên bố dừng mọi kế hoạch xây dựng mới nhà máy điện hạt nhân và từng bước hủy bỏ các nhà máy hiện có.[27][28] Tuy nhiên, các chuyên gia Nga cho biết, Pháp vẫn hoạt động các nhà máy và thêm các nhà máy mới. Phần Lan cũng đang xây dựng thêm nhiều các nhà máy điện hạt nhân. Do đó, quan điểm mỗi nước là không giống nhau trong phát triển năng lượng hạt nhân.[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà_máy_điện_hạt_nhân_Ninh_Thuận http://www.bbc.com/vietnamese/mobile/vietnam/2012/... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2013/09/1309... http://www.nytimes.com/2011/12/02/opinion/magazine... http://www3.nhk.or.jp/daily/english/01_03.html http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/09/nhat-khao... http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/12/dien-hat-... http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2012/01/thu-tuong... http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/03/ninh-th... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/n... http://www.rosatom.ru/en/investors/projects/index....